Quy hoạch đô thị

KHÁI QUÁT VỀ LÀNG VĂN HÓA THÔN HOÀNG DƯƠNG, XÃ MAI ĐÌNH, HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngày đăng 29/05/2024 | 01:31  | Lượt truy cập: 296

      Đến trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, thôn Hoàng Dương cùng với các thôn Song Mai Đông, Song Mai Đoài (lúc đó gọi là Đông Mối Đông, Đông Mối Đoài), Ấp Cút, Lạc Nông thuộc tổng Ninh Bắc. Bốn tổng: Phù Lỗ, Ninh Bắc, Phù Xá, Hương Đình đều thuộc huyện Kim Anh - tỉnh Phúc Yên.

     Cách mạng tháng Tám thành công, các thôn của xã đều thành lập Ủy ban cách mạng lâm thời. Sau thắng lợi của Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tháng 3 – 1946, hai xã Đại Đình và Thái Mai được thành lập, xã Đại Đình gồm 7 thôn là: H. Đình Đông, H. Đình Đoài, Đạc Tài, Lạc Nông, Hoàng Dương, Xuân Bách, Ấp Cút. Xã Thái Mai bao gồm 6 thôn là: Thái Phù, Thế Trạch, Mai Nội, Nội Phật, Song Mai Đông, Song Mai Đoài. Hai xã Đại Đình và Thái Mai thuộc huyện Kim Anh - tỉnh Phúc Yên. 

     Năm 1948, theo quyết định của huyện Kim Anh, hai xã Đại Đình và Thái Mai sát nhập thành một xã lấy tên là Mai Đình. Lúc này xã Mai Đình bao gồm 12 thôn: H. Đình Đông, H. Đình Đoài, Đạc Tài, Lạc Nông, Hoàng Dương, Ấp Cút, Thái Phù, Thế Trạch, Mai Nội, Nội Phật, Song Mai Đông, Song Mai Đoài; thôn Xuân Bách được điều chuyển về xã Bộ Lĩnh.

- Từ tháng 02 năm 1950 xã Mai Đình thuộc huyện Kim Anh - Tỉnh Vĩnh Phúc.

      - Năm 1961, thực hiện quyết định di dân để xây dựng sân bay Nội Bài, thôn Đông Bài thuộc xã Phú Minh được sát nhập vào xã Mai Đình, lúc này xã Mai Đình bao gồm 13 thôn. 

- Từ tháng 02 năm 1968 xã Mai Đình thuộc huyện Kim Anh - tỉnh Vĩnh Phú.

- Từ tháng 10 năm 1977 Đa Phúc xát nhập cùng với Kim Anh thành huyện Sóc Sơn - tỉnh Vĩnh Phú.

- Từ ngày 01/04/1979 Sóc Sơn nhập về Hà Nội và tên gọi đó được giữ nguyên cho đến ngày hôm nay: Hoàng Dương – Mai Đình – Sóc Sơn – Hà Nội.

*/ Về lịch sử:

Hoàng Dương nằm trong vùng có nhiều các di tích lịch sử văn hoá, các làng cổ mang tên cổ với đầy sự tích và truyền thuyết lịch sử. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước có nhiều biến cố làm thay đổi dân cư. Làng Hoàng Dương xưa kia có dòng họ Lưu sau đó có nhiều Dòng họ về tụ cư tại làng như: Họ Nguyễn, Đỗ, Trần, Lê, Đoàn, Tạ,... cùng sinh sống trong cộng đồng. Hoàng Dương xưa kia có nhiểu người đỗ đạc cao, được ghi tên trên bia đá để đời sau ghi nhớ. 

*/ Hiện tại:

Thôn Hoàng Dương là thôn nông nghiệp thuần túy, có diện tích chiều dài là 450m, chiều rộng là 300m; dân số tính đến nay có 1.356 nhân khẩu, gồm 365 hộ dân. Đất sản xuất nông nghiệp còn ~45ha. Ngành nghề chính làm ruộng – chăn nuôi – công nhân các Khu công nghiệp, cơ khí, mộc, thợ xây và buôn bán nhỏ lẻ.

Hiện nay tổng số đảng viên của chi bộ là 29 đ/c trong đó đảng viên chính thức 28 đ/c, đảng viên dự bị 1 đ/c, đảng viên miễn sinh hoạt 02 đ/c, đảng viên nữ là 04 đ/c, có 11 đ/c đã được nhận huy hiệu 30, 40, 4550 năm tuổi đảng, bình quân tuổi đảng của chi bộ là 45.

*/ Về văn hóa:

Làng có ngôi Đình cổ mang tên địa danh của thôn được xây dựng cách đây 355 năm với nhân vật thờ là người anh hùng khai sáng trong buổi đầu dựng nước đó là Quý Minh tôn thần. Đình làng Hoàng Dương đã được xếp hạng di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố từ năm 2002 theo quyết định số 5192 của UBND thành phố Hà Nội.

Ngoài ra làng có Chùa, Điếm, Văn chỉ từ xa xưa để lại.

Nhà văn hóa của làng mới được đầu tư sửa chữa khang chang, sạch đẹp đáp ứng nhu cầu hội họp, vui chơi giải chí của nhân dân.

Làng cũng có đầy đủ các đoàn thể như: Thanh niên, Phụ nữ, Cựu chiến binh, nông dân, người cao tuổi, Câu lạc bộ cựu quân nhân, hội làm vườn,..... hoạt động tích cực, hiệu quả. 

Một số hình ảnh của thôn Hoàng Dương:

Bản đồ hành chính